CẢNH BÁO: Nguy cơ đột quỵ do nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ngoài trời ngày càng trở nên gay gắn hơn. Thống kê tại các cơ sở y tế vào mùa hè ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện cấp cứu vì đột quỵ do sốc nhiệt tăng cao so với các thời điểm còn lại.

Vì sao nắng nóng có thể gây đột quỵ?

Ảnh minh họa

Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng đột quỵ xảy ra vì thời tiết nắng nóng, thúc đẩy các yếu tố có nguy cơ gây ra đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ có thể tăng thêm 10% khi nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C. Nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước, khiến máu dễ bị kết dính và lưu thông kém. Hậu quả làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Theo đó, nắng nóng có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ, nhưng nó giáp tiếp đưa đến hậu quả thông qua các vấn đề, bệnh lý khác.tăng nguy cơ đột quỵ do nắng nóng.

Nắng nóng gây đột quỵ và sốc nhiệt là hai tình trạng có các dấu hiệu tương tự nhau. Nhiều người có thể nhầm lẫn, chủ quan khi bị đột quỵ và bỏ qua thời gian “vàng” cấp cứu đột quỵ (3 – 4,5 giờ đầu, có thể mở rộng lên 24 giờ hoặc hơn tùy trường hợp, thể loại đột quỵ và phương pháp kỹ thuật cấp cứu).

 

Vậy cần lưu ý những đối tượng nào?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt và đột quỵ khi thời tiết nắng nóng là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền mạn tính, người làm việc, vận động lâu dưới nắng nóng, người tiếp xúc đột ngột với môi trường nhiệt độ cao, người có lối sống thiếu khoa học (hút thuốc, uống nhiều rượu bia, béo phì,…).

Đặc biệt cần lưu ý nhóm người lớn tuổi mắc các bệnh lý nền mạn tính (bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,…) sẽ có nguy cơ bị đột quỵ khi thời tiết nắng nóng cao hơn. Trong đó, người có bệnh lý nền nếu không may bị đột quỵ do nắng nóng thì thường có nguy cơ gặp phải biến chứng / hậu quả nghiêm trọng hơn.

Ảnh minh họa

Nhận biết triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng.

Tình trạng đột quỵ và sốc nhiệt khi trời nắng có các triệu chứng tương tự nhau. Vì vậy, người bệnh thường nhầm lẫn hai căn bệnh này mà bỏ lỡ “thời gian vàng” sơ cứu. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ là vô cùng quan trọng, có thể kể đến là:

  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Thân nhiệt cao nhưng không đổ mồ hôi;
  • Cảm thấy tê yếu toàn bộ cơ thể, mất cảm giác một bên hoặc toàn thân;
  • Động kinh, co giật, mặt méo;
  • Tim đập nhanh, nhịp thở ngắn;
  • Rối loạn tâm thần;
  • Mất phương hướng, ngất xỉu, hôn mê,...

Lúc này, người thân cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để sơ cứu kịp thời do bệnh nhân bị sốc nhiệt và vẫn có thể tiếp tục mắc thêm đột quỵ nếu có sẵn các yếu tố nguy cơ.

Làm thế nào để phân biệt đột quỵ với say nắng ?

Khác với đột quỵ, say nắng và sốc nhiệt sẽ có các triệu chứng khởi phát. Diễn tiến bệnh của say nắng và sốc nhiệt sẽ thay đổi theo cấp độ.

Khi mới bị say nắng hoặc sốc nhiệt, người bệnh sẽ có biểu hiện toàn thân như đỏ bừng mặt, khát nước, đau đầu, chóng mặt.

Khi bị say nắng hoặc sốc nhiệt ở mức độ nặng, người bệnh mới có các triệu chứng gần giống với đột quỵ như lú lẫn, nói năng lẫn lộn. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân sẽ có triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, tụt huyết áp.

Ảnh minh họa

Đột quỵ do nhiệt có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ gây tổn thương cho hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận và đặc biệt là hệ thần kinh với các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, buồn ói, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật và thậm chí hôn mê.

 

Khi thấy có triệu chứng của đột quỵ do nhiệt, chúng ta có thể sơ cứu như sau: Đặt người bị nạn nằm đầu thấp, di chuyển ra khỏi vùng có nhiệt độ cao. Làm giảm nhiệt cho nạn nhân như dùng quạt hay ngâm người bị nạn trong nước mát vài phút. Dùng khăn sũng nước lạnh hay nước đá đắp vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch máu như trán, lưng, nách, bẹn... Đồng thời gọi điện thoại cho bộ phận cấp cứu để chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay.

Tìm hiểu thêm: VIÊN UỐNG PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ - MAMORI NATTOKINASE 2400FU