Ăn Gì Phòng Ngừa Đột Quỵ? Top Thực Phẩm Không Nên Bỏ Qua

Đột quỵ là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và hiện nay số lượng người có nguy cơ mắc phải ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó duy trì chế độ ăn uống là biện pháp đơn giản và cực kỳ hiệu quả. Vậy ăn gì phòng ngừa đột quỵ? Bài viết này của Nikenko sẽ chia sẻ đến bạn top 12+ thực phẩm phòng ngừa đột quỵ không nên bỏ qua.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bộ đột ngột bị gián đoạn hoặc giảm đi khiến não bộ tổn thương. Khi đó, não bộ sẽ bị thiếu oxy và chất dưỡng chất để nuôi các tế bào não khiến các tế bào não bị chết chỉ trong vài phút.

Ảnh minh họa: Đột quỵ là gì

Đột quỵ sẽ khiến người bệnh bị tê liệt, khó cử động, khó nuốt, thị giác kém, yếu đi 1 phần cơ thể,… Ngoài ra, người bệnh còn dễ bị rối loạn cảm xúc và khó giao tiếp, trầm cảm. Thậm chí người bệnh có thể bị tử vong hoặc sống đời sống thực vật nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Bệnh đột quỵ là gì? Nguyên nhân - triệu chứng và cách phòng ngừa

Ăn gì phòng ngừa đột quỵ?

Ảnh minh họa: Thực phẩm nên ăn ngăn ngừa đột quỵ

Sức khỏe tim mạch, đột quỵ và cân nặng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế, những loại thực phẩm giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường,… có thể giúp phòng ngừa đột quỵ một cách hiệu quả hiệu quả. Nếu bạn chưa biết nên ăn gì phòng ngừa đột quỵ thì dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên tham khảo:

Các loại rau màu xanh đậm

Các loại rau xanh là thực phẩm giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, bạn nên ưu tiên sử dụng chúng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Rau xanh có ít chất béo và calo nhưng lại rất giàu chất xơ cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, bao gồm vitamin A, vitamin C, kai,…

Ảnh minh họa: Ăn các loại rau xanh

Ăn các loại rau màu xanh đậm sẽ giúp kiểm soát cân nặng và duy trì sức khỏe tim mạch, giữ cho huyết áp của bạn ở mức ổn định, từ đó hạn chế nguy cơ đột quỵ. Một số loại rau xanh mà bạn có thể lựa chọn bao gồm: Cải xoăn, rau muống, rau bina,….

Cá hồi

Ảnh minh họa: Cá hồi chứa Omega 3 ngăn ngừa đột quỵ

Cá hồi chứa hàm lượng axit béo omega – 3 rất cao, hỗ trợ kiểm soát huyết áp và giảm lượng cholesterol xấu bên trong cơ thể. Thường xuyên ăn cá hồi giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh cá hồi, bạn có thể sử dụng thêm 1 số loại cá béo lành tính khác như cá ngừ, cá trích, cá thu,…

Các loại đậu

Bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein và ít chất béo để giúp phòng ngừa đột quỵ. Các loại đậu như đậu đen, đậu Hà Lan chính là nguồn cung cấp protein và chất xơ cực kỳ dồi dào nhưng lại có hàm lượng chất béo rất thấp. Vì thế, thường xuyên ăn các loại đậu sẽ giúp bạn kiểm soát được nguy cơ đột quỵ tốt hơn.

Cà chua

Những món ăn được chế biến từ cà chua thường nằm trong danh sách món ăn phòng ngừa đột quỵ vì cà chua có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ rất tốt. Hàm lượng Lycopene có trong cà chua không chỉ hỗ trợ chống ung thư mà còn giúp bảo vệ các tế bào não tránh khỏi sự tổn thương do oxy hóa.

Ảnh minh họa: Cà chua giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Hơn nữa, cà chua còn giúp giảm huyết áp đối với những người thường xuyên bị huyết áp cao (chính là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hàng đầu hiện nay). 

Khoai lang

Khoai lang được nhiều người biết đến như 1 “thực phẩm vàng” với nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giảm hình thành cholesterol xấu trong lòng mạch, từ đó giúp ngăn ngừa đột quỵ.

Chanh

Chanh là loại thực phẩm chống đột quỵ mà bạn nên ưu tiên lựa chọn bởi chanh có tính kháng viêm, tính sát khuẩn cao và chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, hạ mỡ máu, đào thải độc tố và phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Ảnh minh họa: Chanh chứa nhiều vitamin C

Vào mỗi buổi sáng, bạn có thể uống một cốc nước chanh ấm để cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì vóc dáng. Tuy nhiên, chanh cũng chứa hàm lượng axit cao, vì thế những người bị đau dạ dày nên hạn chế hoặc sử dụng ở mức cho phép theo tư vấn của bác sĩ. 

Đậu tương lên men

Đậu tương lên men (Natto) chính là gợi ý tiếp theo cho những ai chưa biết nên ăn gì để phòng ngừa đột quỵ. Món ăn này có nguồn gốc từ Nhật Bản, có thể dùng để ăn cùng với cơm trắng, làm nhân sushi cuộn, nấu thành súp hay nấu chung với nước dùng của mì Soba. Bạn cũng có thể ăn đậu tương lên men khô như là 1 món ăn vặt hàng ngày tốt cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Đậu tương lên men chứa nhiều acid ngăn ngừa đột quỵ

 Đậu tương lên men có chứa thành phần acid amin, enzyme Nattokinase, vitamin K2 giúp kéo dài tuổi thọ của người dùng. Đây cũng chính là bí quyết để sống lâu hơn được người Nhật Bản áp dụng hàng trăm năm qua. Ngoài ra, đậu tương lên men còn chứa hoạt chất Nattokinase có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong mạch máu giúp phòng chống đột quỵ.

Có thể bạn quan tâm: Viên uống hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ MAMORI NATTOKINASE NHẬT BẢN 2400FU

 Đậu nành

Thêm một loại thực phẩm bạn có thể cân nhắc ăn để phòng ngừa đột quỵ chính là đậu nành.

Đạm đậu nành có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Sử dụng 40g đậu nành hoặc các thực phẩm được làm từ đậu nành mỗi ngày trong vòng ít nhất một tháng có thể giúp giảm lượng cholesterol đến khoảng 93%, hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Cùng với đó, mỗi ly sữa đậu nành còn cung cấp khoảng 20mg Isoflavones có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ra mảng bám trên thành động mạch, từ đó hạn chế chứng xơ vữa động mạch (nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim).

Bưởi

Ảnh minh họa: Trong bưởi có chứa chất chống oxy hóa Naringin

Trong tất cả các loại trái cây thì bưởi được biết đến là 1 loại trái cây rất giàu hoạt chất chống oxy hóa Naringin, có khả năng giúp loại bỏ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Tỏi

Tỏi là loại gia vị giúp tăng thêm hương vị cho các món ăn, đồng thời nó cũng có khả năng hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol xấu, làm chậm tốc độ vôi hóa động mạch vành, giảm độ cứng động mạch. Từ đó, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

Chuối 

Chuối có tốt cho bệnh đột quỵ không? Câu trả lời là có. Bạn hãy thử ngay chuối và các món ăn được làm từ chuối bởi chuối xanh, nó có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin, giảm huyết áp, duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định và hỗ trợ lưu thông máu, phòng ngừa đột quỵ.

Táo

Một loại trái cây khác cũng giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ chính là táo. Táo rất giàu pectin (một loại chất xơ hòa tan), có khả năng giảm mức cholesterol trong cơ thể, hạn chế tích tụ mảng bám trong động mạch, giúp tăng cường lưu thông máu và oxy. Thường xuyên ăn táo sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ cũng như tăng tỷ lệ phục hồi sau đột quỵ.

Các loại hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt điều,… đều có công dụng rất tốt trong việc phòng ngừa đột quỵ. Đây cũng là những loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách gợi ý ăn gì phòng ngừa đột quỵ.

Ảnh minh họa: Các loại hoạt đều có chức năng ngăn ngừa đột quỵ

 Bên trong các loại hạt có chứa hàm lượng cao protein, magie, kali và chất béo không bão hòa đa cao. Ngoài ra, các loại hạt này còn có nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp cân bằng lượng đường trong máu, giảm viêm và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đột quỵ.

 Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người sau khi bị đột quỵ

 Đột quỵ là 1 vấn đề sức khỏe cực kỳ nguy hiểm, biến chứng lâu dài, thời gian phục hồi lâu. Do đó, bên cạnh việc quan tâm ăn gì phòng ngừa đột quỵ thì người bệnh cũng nên tìm hiểu sau khi bị đột quỵ nên ăn gì để mau phục hồi.

 Theo đó, người bệnh sau khi bị đột quỵ nên tham khảo các gợi ý sau đây:

Ăn nhiều loại thức ăn

Người bệnh nên đa dạng hóa các loại thực phẩm trong bữa ăn bởi 1 loại không thể cung cấp đầy đủ toàn bộ chất dinh dưỡng. Mỗi chất sẽ giữ một vai trò khác nhau đối với sự phục hồi sau đột quỵ. Vì thế, tốt nhất người bệnh nên thay đổi các loại thức ăn và chú ý ăn nhiều loại thức ăn hơn sau khi bị đột quỵ.

Chọn thức ăn nhiều màu sắc

Chế độ ăn cầu vồng là 1 chế độ ăn uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người vừa bị đột quỵ hoặc muốn tìm các thực phẩm phòng ngừa đột quỵ. Theo chế độ ăn này, bạn nên kết hợp sử dụng các loại rau củ, trái cây nhiều màu sắc với nhau, bao gồm: Nhóm thực vật màu đỏ – màu vàng và cam – màu xanh – màu xanh dương và tím.

Mỗi nhóm thực phẩm sẽ giúp bổ sung các loại dưỡng chất khác nhau, từ đó giúp cơ thể được bổ sung nhiều dưỡng chất bằng chế độ ăn này.

Hạn chế chất béo bão hòa, thực phẩm giàu cholesterol

Ảnh minh họa: Hạn chế cholesterol và chất béo

Cholesterol xấu tăng cao là 1 trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ cao nhất. Với câu hỏi ăn gì để chống đột quỵ tái phát, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay chứa nhiều cholesterol để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ. 

Giảm lượng đường

Ảnh minh họa: Giảm lượng đường

Cùng với việc hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo hay cholesterol, người từng bị đột quỵ cũng nên giảm thiểu lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình để mau phục hồi và hạn chế tái đột quỵ lần nữa. Bởi vì việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến nguy cơ bị béo phì và tiểu đường loại 2 cao, rất dễ bị rối loạn lipid máu, đây là các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Chính vì thế, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm chứa lượng đường thấp hoặc không chứa đường.

Hạn chế ăn mặn 

Ăn quá mặn sẽ khiến cho cơ thể bị tích nước và dễ tăng huyết áp do lượng natri trong cơ thể cao. Vì thế, những món ăn cho người bị đột quỵ hoặc phòng tránh đột quỵ nên có hàm lượng natri thấp. 

 Thực tế cho thấy, natri không chỉ được sử dụng khi nêm nếm mà còn được dùng như một chất bảo quản thực phẩm. Người bệnh cần hạn chế nêm muối vào các món ăn cũng như cắt giảm các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đã chế biến sẵn. Nên ưu tiên sử dụng các loại nguyên liệu tươi, hạn chế các loại thức ăn vặt như bánh quy, gà rán, khoai tây chiên,…

 Ngoài ra, để giảm lượng natri, người bệnh nên đọc kỹ thành phần thuốc trước khi dùng bởi 1 số loại thuốc hiện nay cũng chứa natri bên trong thành phần thuốc.

Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ

 Chất xơ có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu và được xem như 1 phần của chế độ ăn lành mạnh đối với tim mạch. Chất xơ không những ảnh hưởng đến lượng cholesterol xấu bên trong cơ thể, giảm nguy cơ đột quỵ mà còn đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe như giúp cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa,…

Ảnh minh họa: Ăn thực phẩm nhiều chất xơ

 Lượng chất xơ cần được bổ sung sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh. Theo đó:

  •  Nam giới từ 50 tuổi trở xuống: 38 g/ngày
  •  Phụ nữ từ 50 tuổi trở xuống: 25 g/ngày
  •  Nam giới trên 50 tuổi: 30 g/ngày
  •  Phụ nữ trên 50 tuổi: 21 g/ngày

Bổ sung kali

 Các loại thực phẩm có bổ sung kali có khả năng giúp tim duy trì các hoạt động hằng ngày 1 cách hiệu quả. 

 Bạn có thể lựa chọn các loại rau, trái cây hoặc sữa và các chế phẩm từ sữa (nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng kali cao). Các loại trái cây giúp bạn bổ sung hàm lượng kali cho cơ thể bao gồm: Bơ, mít, sầu riêng, thanh long, cam, chuối còn các loại rau có chứa kali bao gồm: Bông cải xanh, rau ngót, củ dền, rau mồng tơi,...

 Duy trì trọng lượng cơ thể 

 Bí quyết quan trọng không kém giúp người bệnh cải thiện sức khỏe hiệu quả sau đột quỵ chính là duy trì trọng lượng của cơ thể. Cần theo dõi khẩu phần ăn hằng ngày của người bệnh, đo lường lượng protein, chất xơ, chất béo,… mà bạn nạp vào hằng ngày, phòng tránh giảm cân hoặc tăng cân đột ngột.

Xem thêm: Thuốc chống đột quỵ của Nhật phổ biến hiện nay

Người bị đột quỵ nên kiêng ăn gì?

 Bên cạnh việc bổ sung kiến thức về các loại thực phẩm lành mạnh, ăn gì phòng ngừa đột quỵ tốt, chúng ta cũng cần phải lưu ý về các loại thực phẩm nên kiêng sử dụng khi bị đột quỵ hoặc giúp phòng chống đột quỵ. Người bị đột quỵ nên hạn chế các loại thực phẩm sau:

  •  Thịt đỏ
  •  
  •  Các thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  •  Bánh kẹo, thực phẩm ngọt (đặc biệt là các thực phẩm sử dụng chất làm ngọt nhân tạo).
  •  Rượu bia
  •  Các loại thực phẩm có chứa quá nhiều muối
  •  Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản.

 Các câu hỏi thường gặp

 Trứng có tốt hay có giảm nguy cơ cho bệnh nhân đột quỵ không?

 Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American College of Nutrition đã chỉ ra rằng, việc ăn 1 quả trứng vào buổi sáng có thể giúp phòng tránh đột quỵ. Điều này đã thu hút sự được quan tâm của nhiều người đang thắc mắc nên ăn gì phòng ngừa đột quỵ.

Ảnh minh họa: Ăn trứng vào buổi sáng giúp ngăn ngừa đột quỵ

 Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chỉ nói lên được mối liên hệ giữa những người ăn trứng mỗi buổi sáng và nguy cơ mắc đột quỵ chứ không thể khẳng định việc ăn trứng có thể giúp phòng ngừa đột quỵ. Có thể những người tham gia vào nghiên cứu này cũng có thói quen ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và giữ sức khỏe tốt.

 Uống gì để chống đột quỵ?

 Ngoài các loại thực phẩm kể trên thì 1 số thức uống cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ 1 cách hiệu quả. Các loại thức uống có nhiều lợi ích đối với não bộ và sức khỏe tim mạch bao gồm:

 Nước lọc: Nước lọc không chứa đường hay calo, đây là 1 lựa chọn hợp lý để giữ sức khỏe cho tất cả các nhóm đối tượng.

 Nước ép trái cây/sinh tố: Nước ép trái cây cung cấp hàm lượng vitamin A, B, C và nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không uống quá nhiều nước trái cây ngọt hoặc không dùng quá nhiều đường để tránh lượng đường trong cơ thể tăng cao.

 Nước ép rau củ quả: Cũng giống như nước ép trái cây, nước ép từ các loại rau củ như nước ép cải xoăn, nước ép cần tây, hỗn hợp nước ép gừng - dưa chuột - chanh,… đều giúp cơ thể bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Để phát huy hiệu quả tốt nhất của việc phòng ngừa đột quỵ từ nước ép rau củ, nên lựa chọn nước ép tươi và sử dụng ít đường hoặc không đường.

 Thức uống giàu canxi: Bên cạnh sữa bò, các loại thức uống có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân,… cũng có chứa hàm lượng canxi và vitamin D tốt cho sức khỏe tim mạch và có khả năng ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

Xem thêm: Thuốc chống đột quỵ là gì? Top 12 loại thuốc chống đột quỵ

 Trên đây là bài viết của Nikenko đã chia sẻ đến bạn các loại thực phẩm giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả cũng như chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bệnh sau khi bị đột quỵ. Hy vọng các bạn có thể áp dụng thật tốt để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.