9 điều nhất định phải biết trước khi sử dụng CoQ10

9 điều cần biết trước khi sử dụng CoQ10

 1. CoQ10 là gì?

CoQ10 hay Coenzyme Q10 là một dẫn chất benzoquinon có trong ty thể các tế bào sống, ngoại trừ tế bào hồng cầu. CoQ10 có đặc tính gần giống với vitamin và tập trung nhiều ở các mô cần nhiều năng lượng như tim, gan, thận và một số loại thực phẩm như rau bina, cá hồi, đậu phộng và thịt.

2. Lợi ích của việc sử dụng CoQ10

CoQ10 hoạt động với 2 chức năng chính trong cơ thể. Một là các tế bào cần CoQ10 để tạo ra năng lượng. Hai là CoQ10 là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.

Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh CoQ10 có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng suy tim, giảm nguy cơ và làm chậm tiến trình Alzheimer’s, Parkinson’s, hỗ trợ cải thiện và kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường tuýp 2. Nhưng các nhà khoa học vẫn đang nhấn mạnh vào các thử nghiệm lớn để xác nhận thông tin này. Bằng chứng thực tại về lợi ích của CoQ10 được dựa trên các nghiên cứu khá nhỏ.

3. Các triệu chứng của CoQ10 thấp

Sự thiếu hụt của CoQ10 có xu hướng biểu hiện ở trẻ nếu đó là vấn đề di truyền. Những đứa trẻ này thường không khỏe với các vấn đề về thận (hội chứng thận hư) hoặc động kinh.

Ở người trưởng thành, càng lớn tuổi thì hàm lượng CoQ10 trong cơ thể càng ít, do vậy người già thường có xu hướng thiếu hụt hợp chất này. Nhưng chất bổ sung CoQ10 thường được dùng cho các triệu chứng của một bệnh khác thay vì chính CoQ10 thấp. Ví dụ: sử dụng chất bổ sung CoQ10 để giảm đau nhức cơ do dùng satin, ngăn ngừa đau nửa đầu hoặc giúp cải thiện khả năng tập luyện bị suy giảm do tim.

4. Làm thế nào để bổ sung CoQ10 và bổ sung bao nhiêu?

Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm giàu CoQ10, bạn có thể bổ sung CoQ10 có sẵn với các dạng khác nhau như chất lỏng, viên nén hoặc viên nang.

Không có một liều lượng cố định rằng bạn nên sử dụng bao nhiêu CoQ10 trong 1 ngày. Vì nó phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng điều trị của bạn. Trong các nghiên cứu khác nhau các nhà khoa học sử dụng liều lượng cũng khác nhau. Nhưng thông thường là từ 100-200mg mỗi ngày. CoQ10 được hấp thụ tốt nhất khi sử dụng cùng bữa ăn và CoQ10 dạng Ubiquinol là dạng dễ hấp thụ nhất so với Ubiquinone. Vì cơ thể bạn không cần chuyển đổi nó trước khi sử dụng.

Viên uống hỗ trợ tim mạch CoQ10 Mamori Nhật Bản

5. Mất bao lâu để CoQ10 hoạt động?

Điều này phụ thuộc vào hàm lượng bổ sung, thể trạng và tình trạng điều trị của mỗi người. CoQ10 đạt đến mức tối ưu trong máu sau khoảng từ 2-3 tuần nhưng lợi ích là không thể nhìn thấy. Thông thường, trong vài tháng với các tình trạng như đau nửa đầu hoặc hạ huyết áp.

6. CoQ10 có hại cho gan không?

Các tác dụng phụ của CoQ10 thường xảy ra trong thời gian ngắn nhưng nếu bổ sung với hàm lượng cao (hơn 300mg/ ngày) có thể làm ảnh hưởng đến men gan và làm cho chúng tăng lên. Nếu bạn có các vấn đề tiềm ẩn về gan, bạn nên kiểm tra sức khỏe của mình với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung để đảm bảo an toàn 

7. Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng CoQ10

Rất may, CoQ10 thường được cơ thể chấp nhận và dung nạp khá tốt, thậm chí ở liều cao hơn. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng CoQ10 là buồn nôn, tiêu chảy, ợ nóng, mất ngủ, lượng đường trong máu thấp…

8. CoQ10 có tương tác với thuốc khác không?

CoQ10 đã được báo cáo là tương tác với chất làm loãng máu, đặc biệt là warfarin, thuốc điều trị tuyến giáp cũng như một số chất hóa trị. Mặc dù thực phẩm bổ sung khá an toàn để hấp thụ CoQ10 nhưng vui lòng kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng chúng. Nhất là khi bạn đang mắc bệnh hoặc dùng thuốc điều trị.

9. Tương tác giữa CoQ10 và Statin

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc statin làm giảm mức CoQ10 trong cơ thể của bạn. Được biết, đau cơ là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp ở người dùng thuốc statin.

Mặc dù có nhiều tranh cãi và cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận lợi ích của CoQ10 làm giảm cơn đau cơ do uống thuốc Statin. Nhưng thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân có kết quả khả quan khi dùng CoQ10 để giảm đau cơ và tác dụng phụ khi sử dụng statin để giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Nguồn tham khảo: Dr. Sam Bailey